Tuesday, October 5, 2010

Video Driving Lesson 12 Parallel Park / Reverse Park


Video Driving Lesson 12 Parallel Park / Reverse Park
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Video Driving Lesson 12 Parallel Park / Reverse Park


Video Driving Lesson 12 Parallel Park / Reverse Park
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Where is this car going?


Where is this car going?
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

3 Roundabouts - Right - Ahead - Right - Which lanes, mirrors and signals to use


3 Roundabouts - Right - Ahead - Right - Which lanes, mirrors and signals to use
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Friday, August 13, 2010

Trắc nghiệm sát hạch giấy phép lái xe Online

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Động cơ Diezel

DIESEL LÀ GÌ???
Động cơ Diesel là một loại động cơ đốt trong, khác với động cơ xăng (hay động cơ Otto). Sự cháy của nhiên liệu, tức dầu diesel, xảy ra trong buồng đốt khi piston đi tới gần điểm chết trên trong kỳ nén, là sự tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén.
Động cơ Diesel do một kỹ sư người Đức, ông Rudolf Diesel, phát minh ra vào năm 1892. Chu trình làm việc của động cơ cũng được gọi là chu trình Diesel.
Do những ưu việt của nó so với động cơ xăng, như hiệu suất động cơ cao hơn hay nhiên liệu diesel rẻ tiền hơn xăng, nên động cơ Diesel được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải thủy và vận tải bộ.

Dầu diesel
là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 175 đến 370 độ C. Các nhiên liệu Diesel nặng hơn, với nhiệt độ bốc hơi 315 đến 425 độ C còn gọi là dầu Mazut (Fuel oil).
Dầu Diesel được đặt tên theo nhà sáng chế Rudolf Diesel, và có thể được dùng trong loại động cơ đốt trong mang cùng tên, động cơ Diesel.


Các thông số kỹ thuật của dầu Diesel
Các tiêu chuẩn chất lượng của nhiên liệu Diesel
Loại nhiên liệu Diesel
Phương pháp thử
DO
0,5% S
DO
1,0% S
1.Chỉ số cetan
≥ 50
≥ 45
ASTM D 976
2.Thành phần chưng cất, t °C

50% được chưng cất ở
280 °C
280 °C
TCVN
90% được chưng cất ở
370 °C
370 °C
2693–95
3. Độ nhớt động học ở 20 °C
(đơn vị cSt: xenti-Stock)
1,8 ÷ 5,0
1,8 ÷ 5,0
ASTM D 445
4. Hàm lượng S (%)
≤ 0,5
≤ 1,0
ASTM D 2622
5. Độ tro (% kl)
≤ 0,01
≤ 0,01
TCVN 2690–95
6. Độ kết cốc (%)
≤ 0,3
≤ 0,3
TCVN6 324–97
7.Hàm lượng nước, tạp chất cơ học (% V)
≤ 0,05
≤ 0,05
TCVN 2693–95
8. Ăn mòn mảnh đồng ở 50 °C trong 3 giờ
N0 1
N0 1
TCVN 2694–95
9. Nhiệt độ đông đặc, t °C
≤ 5
≤ 5
TCVN 3753–95
10. Tỷ số A/F
14,4
14,4


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ
1. Kỳ một- Kỳ nạp:
Pittông còn nằm ở ĐCT. Lúc này trong thể tích buồng cháy Vc còn đầy khí sót của chu trình trước, áp suất khí sót bên trong xilanh cao hơn áp suất khí quyển. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch pittông từ ĐCT đến ĐCD, xuppap nạp mở thông xilanh với đường ống nạp. Cùng với sự tăng tốc của pittông, áp suất môi chất trong »
pk Thể tích không gian trong xilanh trở nên nhỏ dần hơn so với áp suất trên đường ống nạp pk ( 0,01- 0,03Mpa). Sư giảm áp suất bên trong xilanh so với áp suất của đường ống nạp tạo nên quá trình nạp (hút) môi chất mới (không khí) từ đường ống nạp vào xilanh. Áp suất môi chất đối với động cơ bằng với áp suất khí quyển.
2. Kỳ hai- kỳ nén:
Pittông chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT, các xupap hút và xả đều đóng, môi chất bên trong xilanh bi nén lại. Cuối kỳ nạp khi pittông còn ở tại ĐCD, áp suất môi chất bên trong xilanh pa còn nhỏ hơn pk. Đầu kỳ nén, pittông từ ĐCD đến ĐCT khi tới điểm a’ áp suất bên trong xilanh mới đạt tới giá trị pk. Do đó, để hoàn thiện quá trình nạp người ta vẫn để xupap nạp tiếp tục mở . Việc đóng xupap nạp là nhằm để lợi dụng sự chênh áp giữa xilanh và đường ống nạp cũng như động năng của dòng khí đang lưu động trên đường ống nạp để nạp thêm môi chất mới vào xilanh. Sau khi đóng xupap nạp, chuyển động đi lên của pittông sẽ làm áp suất và nhiệt độ của môi chất tiếp tục tăng lên. Giá trị của áp suất cuối quá trình nén, phụ thuộc vào tỷ số , độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt của thành vách xilanh . Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phía ở lân cận ĐCT. Do đó việc phun nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi pittông đến ĐCT.
3. Kỳ ba- kỳ cháy và giãn nở:
Đầu kỳ cháy và giãn nở, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy nhanh. Do có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và áp suất môi chất tăng mạnh, mặt dù thể tích làm việc có tăng lên chút ít. Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra, pittông tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong xilanh. Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành trình công tác (sinh công).

4. Kỳ bốn- kỳ thải:


Kỳ thải trong kỳ này, động cơ thực hiện quá trình xả sạch khí thải ra khỏi xilanh. Pittônng chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí thải ra khỏi xilanh qua đường xupap thải đang mở vào đường ống thải, do áp suất bên trong xilanh ở cuối quá trình thải còn khá cao, nên xupap xả bắt đầu mở khi pittông còn cách ĐCD 430 góc quay của trục khuỷu. nhờ vậy, giảm được lực cản đối với pittông trong quá trình thải khí và nhờ sự chênh áp lớn tạo sự thoát khí dễ dàng từ xilanh ra đường ống thải, cải thiện được việc quét sạch khí thải ra khỏi xilanh động cơ. Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo pittông sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình tự chu trình công tác động cơ nói trên. Để thải sạch sản phẩm cháy ra khỏi xilanh, xupap xả không đóng tại vị trí ĐCT mà chậm hơn một chút, sau khi pittông qua khỏi ĐCT 170 góc quay trục khuỷu, nghĩa là khi đã bắt đầu kỳ một. Để giảm sức cản cho quá trình nạp, nghĩa là cửa nạp phải được mở dần trong khi pittông đi xuống trong kỳ một, xupap nạp cũng được mở sớm một chút trước khi pittông đến điểm chết trên 170 góc quay trục khuỷu. Như vậy vào cuối kỳ thải và đầu kỳ nạp cả hai xupap nạp và xả đều mở Tóm lại, quá trình động cơ thực hiện hoàn thiện bốn kỳ xem như là quá trình làm việc của động cơ diesel bốn kỳ nói chung.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL 2 KỲ
Theo nguyên lý hoạt động của động cơ 2 kỳ sẽ cho thấy sự khác biệt rất lớn trong việc sản sinh công giữa động cơ 2 kỳ và 4 kỳ. Trong động cơ 2 kỳ 1 chu kỳ quay Buzi đánh lửa 2 lần (đánh lửa mỗi một chu trình quay của trục khuỷu). Ngược lại, ở động cơ 4 kỳ buzi chỉ đánh lửa khi trục khuỷu thực hiện được hai chu trình quay. Điều đó nghĩa là, xét về mặt năng lượng với hai động cơ cùng kích thước, động cơ 2 kỳ sản sinh công gấp hai lần động cơ 4 kỳ.

Phương pháp dùng nhiên liệu Diesel, chỉ nén không khí sau đó phun trực tiếp nhiên liệu vào khí nén áp xuất cao rất phù hợp cho động cơ 2 kỳ. Các nhà sản xuất động cơ Diesel cỡ lớn hiện nay đang sử dụng phương pháp này để tạo ra các động cơ mạnh mẽ hơn.

Tại điểm chết trên, có 2 hoặc 4 van xả ( Xu páp) luôn mở cùng một lúc. Phun nhiên liệu Diesel vào buồng đốt được thực hiện do kim phun (xem hình mầu vàng). Khi piston di chuyển xuống phía dưới, tương tự như động cơ xăng 2 kỳ, piston hoạt động như một van hút (nạp). Tại điểm chết dưới, piston mở cửa nạp để khí lọt vào. Khí đã bị nén bởi Turbin tăng áp hoặc cụm tăng áp (mầu xanh nhạt). Trục khuỷu được bao bọc bởi dầu nhớt, tương tự như động cơ 4 kỳ.

Quy trình của động cơ 2 kỳ Diesel như sau:
  • Khi piston tại điểm chết trên, xi lanh được làm đầy bởi khí nén. Dầu Diesel được phun dạng sương mù vào xi lanh bởi kim phun và ngay lập tức đốt cháy do nhiệt độ cao và áp xuất rất cao bên trong xilanh (Tỷ số nén của động cơ diesel vào khoảng 15-25, cao hơn nhiều so với động cơ xăng từ 9 đến 13). Quy trình này giống như quy trình mô tả trong phần Nguyên lý hoạt động của động cơ diesel
  • Áp xuất được tạo ra bởi hỗn hợp bị đốt cháy trong buồng đốt sẽ đẩy piston chuyển động xuống. Đây là kỳ sinh công.
  • Khi piston gần đến điểm chết dưới của hành trình, các cửa van xả đều mở. Khí xả sẽ đi ra ngoài khỏi xi lanh, giải phóng áp xuất.
  • Khi piston tại điểm chết dưới, piston mở các cổng hút khí. Khí nén tràn vào đầy xi lanh, đẩy số khí xả còn lại ra ngoài.
  • Van xả đóng lại và piston bắt đầu chuyển động ngược lại, đóng cửa cổng hút gió nà nén số khí vừa mới nạp lại. Đây là kỳ nén.
  • Khi piston chuyển động gần đến điểm chết trên của xi lanh, quy trình lại lặp lại từ bước 1.
Với mô tả trên, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa động cơ Diesel 2 kỳ và động cơ xăng 2 kỳ. Trong động cơ Diesel, chỉ có khí được nạp vào xi lanh, khác hẳn khí và nhiên liệu được hoà trộn ở động cơ xăng 2 kỳ. Điều đó có nghĩa là động cơ Diesel 2 kỳ không phải gánh chịu vấn nạn môi trường như là động cơ xăng 2 kỳ. Tuy nhiên, một động cơ Diesel 2 kỳ phải có Turbin tăng áp hay Cụm tăng áp, do vậy giá thành của động cơ Diesel 2 kỳ rất cao, và điều này đã làm cho loại động cơ này không thể lắp rộng rãi như các loại động cơ khác được.

Rudolf Diesel - Ông là ai???

Rudolf Diesel (tên đầy đủ Rudolf Christian Karl Diesel; 1858–1913) là một nhà phát minh và kỹ sư người Đức.

Cuộc đời

Ông Diesel sinh ngày 18 tháng 3 năm 1858 tại Paris. Năm 1872 Diesel quyết định trở thành một kỹ sư và là học sinh tốt nghiệp giỏi nhất các khóa đào tạo tại trường dạy nghề (1873) và trường công nghiệp (mùa hè 1875). Sau đó ông bắt đầu học đại học tại trường Đại học Kỹ thuật München. Tháng 1 năm 1880 ông thi tốt nghiệp tại trường Đại học Kỹ thuật München với điểm tốt nhất từ khi thành lập trường.
Ngày 27 tháng 2 năm 1892 Diesel đăng ký tại cơ quan về bằng phát minh của Đế chế Đức và ngày 23 tháng 2 năm 1893 ông nhận được bằng phát minh DRP 67 207 "về qui trình làm việc và cách chế tạo cho máy đốt". Bằng phát minh thứ hai của ông (DRP 82 168, ngày 29 tháng 11 năm 1893) sửa đổi qui trình của động cơ nhiệt Carnot.
Bắt đầu từ năm 1893 Rudolf Diesel phát triển động cơ Diesel trong nhà máy cơ khí Ausburg (sau này là MAN AG) với sự tham gia về tài chính của công ty Friedrich Krupp. Năm 1897 mô hình động cơ diesel đầu tiên có thể hoạt động được hoàn thành.
Ngày 1 tháng 1 năm 1898 nhà máy động cơ Diesel Ausburg được thành lập, sau đó là Diesel Engine Company vào mùa thu năm 1900 tại London (Vương quốc Anh). Tàu thủy được trang bị động cơ diesel đầu tiên ra đời năm 1903. Năm 1908 động cơ Diesel loại nhỏ đầu tiên, xe tải và đầu tàu hỏa diesel đầu tiên được chế tạo. Động cơ diesel dùng cho ô tô được chế tạo hằng loạt lần đầu tiên trong năm 1936 và được trang bị cho chiếc Mercedes-Benz 260-D.
Ngày 29 tháng 9 năm 1913 Rudolf Diesel lên tàu "Dresden" tại Antwerpen (Bỉ) đi London trên eo biển Manche để tham dự buổi họp mặt của Consolidated Diesel Manufacturing Ltd. Sau đấy người ta không còn thấy ông nữa. Vào ngày 10 tháng 10 thủy thủ của tàu Hà Lan "Coertsen" nhìn thấy một thi thể trôi dạt trên biển trong lúc biển động mạnh. Họ không thể vớt được thi thể mà chỉ có thể vớt được một vài vật nhỏ như ví tiền, dao bỏ túi và bao đựng kính mắt, những vật được Eugen Diesel, con trai của Rudolf Diesel, nhận dạng vào ngày 13 tháng 10 tại Vlissingen (tây nam Hà Lan).
Tình huống dẫn đến cái chết của Rudolf Diesel không được làm sáng tỏ, gia đình của ông hoài nghi giả thuyết cho rằng ông đã tự tử và tin rằng ông đã bị giết chết. Một giả thuyết cho rằng nước Đức lúc bấy giờ đã cho người giết chết ông vì chiến tranh đang đến gần kề và Rudolf Diesel đã cấp giấy phép về kỹ thuật Diesel cho nước Pháp và Anh, là hai quốc gia địch thủ lúc bấy giờ. Một giả thuyết khác cho rằng diesel đã bị ngành công nghiệp dầu cho người ám sát vì ông đang phát triển loại động cơ diesel sinh học. Mặc dầu vậy việc ông tự tử cũng được cho là rất có thể vì ông đang đứng trước sự sụp đổ về tài chính. Sau cái chết của Rudolf Diesel việc nghiên cứu về động cơ diesel sinh học bị chấm dứt và chỉ còn loại động cơ diesel dùng dầu diesel có nguồn gốc hóa thạch là được tiếp tục phát triển.

blog.yume.vn
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Các cơ cấu chính của động cơ Diesel

Động cơ điêzen có ưu điểm là tiêu thụ nhiên liệu ít hơn động cơ xăng do hao hụt bơm nhiên liệu ít hơn và tỷ lệ nén cao .Chúng ta cùng tìm hiểu về các cơ cấu chính của động cơ Diesel


1. Pít tông
Pít tông của động cơ điêzen được chế tạo chắc chắn do áp suất nén, nhiệt độ đốt cháy và do áp suất đốt cháy cao hơn của động cơ xăng. Ở một số kiểu động cơ, vành chắn nhiệt được đặt ở trên rãnh xéc-măng số 1 hoặc phần đầu pít tông đến rãnh xéc-măng số 1 được làm bằng FRM là một hợp kim đặc biệt được làm từ nhôm và các sợi gốm. Một số pít tông lại có rãnh làm mát bên trong đầu pít tông để làm mát rãnh xéc-măng số1. Dầu được phun vào từ vòi phun dầu, qua rãnh làm mát này và làm mát pít tông.

2. Xéc măng

Có các loại xéc-măng sau:


Xéc-măng số 1 (Xéc măng hơi số 1)


A. Xéc măng có vát mặt trên


Xéc-măng số 2 (Xéc măng hơi số 2)


B. Xéc măng côn


C. Xéc măng côn-cắt phía dưới


Xéc-măng số 3 (Xéc măng dầu)


D. Xéc măng có lò-xo


E. Xéc măng loại 3 vòng


Vai trò của xéc măng có vát mặt trên :

Bề mặt trên cùng của xec-măng được làm côn để ngăn xéc-măng không bị dính muội than. Khi động cơ chạy, pít tông cũng chuyển động một chút theo chiều ngang, làm khe hở giữa rãnh xéc-măng và xéc măng thay đổi. Điều này làm bong muội than bên trong rãnh xéc-măng và đẩy chúng ra ngoài rãnh xéc-măng cùng với dầu.


3. Buồng đốt

Trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào dưới dạng sương từ vòi phun và trộn với không khí được đánh lửa và đốt cháy. Để giai đoạn đốt tốt thì nhiên liệu đưa vào và không khí cần phải trộn đều trong buồng đốt.


Buồng đốt kiểu phun nhiên liệu trực tiếp

Trong buồng đốt kiểu phun nhiên liệu trực tiếp, buồng đốt chính được tạo thành giữa nắp quy lát và pít tông. Với kiểu này, nhiên liệu được đốt cháy bằng cách phun nhiên liệu nén ở áp suất cao vào không khí ở nhiệt độ và áp suất cao.


Do cấu trúc đơn giản, công suất cao, hiệu suất nhiệt cao và hao mòn làm mát thấp, tiêu thị năng lượng nhỏ và tính dễ khởi động cao.


Do đó, một số động cơ sử dụng bộ sấy không khí nạp hoặc bugi sấy mặc dầu một số động cơ không có hệ thông sấy nóng sơ bộ.


Khi áp suất cháy tăng lên, độ ồn và độ rung trong khi chạy cũng tăng.


Buồng đốt kiểu xoáy lốc

Buồng đốt này gồm có buồng xoáy hình cầu và buồng đốt chính. Những buồng này được nối thông với nhau. Dòng không khí xoáy được tạo ra trong buồng xoáy trong hành trình nén, đốt và cháy phần lớn nhiên liệu. Sau đó một phần nhiên liệu còn lại cháy trong buồng đốt chính.


Bằng cách này động cơ có thế chạy tốt do tốc độ tối đa hoặc áp suất nén cao hơn hoặc dải điều chỉnh tốc độ rộng. Tuy nhiên, nhiệt độ của không khí bên trong buồng xoáy giảm vì nắp quy lát hấp thụ nhiệt. Do đó, tính dễ khởi động kém hơn so với loại đốt cháy trực tiếp. Điều này giải thích tại sao phải sử dụng bugi sấy trong hệ thống sấy nóng sơ bộ.


5. Áo xi-lanh

Xi-lanh được chia làm hai loại: loại không có áo và loại có áo xi-lanh gắn vào thân máy.


Loại có áo xi lanh

Có hai loại áo xi-lanh: loại ướt trong đó nước làm mát tiếp xúc trực tiếp mặt sau, và loại khô trong đó nước làm mát không tiếp xúc trực tiếp.


Đỉnh của áo xi-lanh được làm nhô ra một chút trên đỉnh mặt thân máy.


Phần nhô ra này (A) ngăn rò rỉ khí, nhờ lún sâu vào gioăng nắp quy lát.


Loại không áo xi lanh

Loại không áo dùng gang hợp kim đặt biệt chống mòn tốt hơn. Động cơ được làm gọn nhẹ hơn nhờ thu hẹp khoảng cách giữa các lỗ xi-lanh.


Thân máy của hầu hết các động cơ điêzen được làm bằng gang. Gần đây, một số động cơ đã sử dụng thân máy làm bằng nhôm có gắn áo xi lanh.


6. Gioăng nắp quy lát

Giữa thân máy và nắp quy lát đặt một gioăng nắp quy lát.


Tấm gioăng này ngăn khí cháy, nước làm mát, dầu không rò rỉ giữa thân máy và nắp quy lát. Nó phải chịu được áp suất, chịu nhiệt và có độ đàn hồi thích hợp.


Gioăng nắp quy lát loại thép cán mỏng được dùng để tăng tuổi thọ của gioăng nắp quy lát do đó ngăn được sự rò rỉ khí cháy.


Lựa chọn độ dày của nắp quy lát để tăng độ chính xác tỷ số nén theo động cơ. Độ dày của gioăng nắp quy lát được xác định theo độ nhô của pít tông.


Ví dụ: Động cơ 3L


Động cơ 3L của toyota có 3 loại gioăng nắp quy lát.


Dấu B: 1.40 - 1.50 mm (0.0551 - 0.0591 in.)


Dấu D: 1.50 - 1.60 mm (0.0591 - 0.0630 in.)


Dấu F: 1.60 - 1.70 mm (0.0630 - 0.0669 in.)


7. Cơ cấu phối khí
Cơ cấu phối khí 4 xupáp

Về cơ bản, cơ cấu phối khí của động cơ điêzen giống như của động cơ xăng. Tuy nhiên mỗi động cơ lại có sự khác biệt. Cơ cấu phối khí 4 xupáp gồm cò mổ xu páp và cầu xupáp. Khi trục cam đẩy cò mổ lên thì cầu xupáp trượt dọc theo chốt dẫn hướng và đẩy cho hai xupáp đồng thời mở ra. Bằng cách này, một trục cam duy nhất có thể vận hành 4 xupáp cho một xi lanh. Thông qua việc sử dụng 4 xupáp, không chỉ giúp tăng hiệu quả xả và nạp mà còn có thể đặt vòi phun tại trung tâm buồng đốt.


Sử dụng hai vít điều chỉnh, (1) và (2) để điều chỉnh khe xupáp.


Chu kỳ thay thế đai cam

Tuỳ thuộc vào kiểu động cơ, cứ 100.000 km hoặc 150.000 km phải thay đai cam của động cơ điêzen. Trong một số xe, có đèn báo thay đai cam. Đèn này sẽ sáng lên vào thời điểm cần thay đai cam đã định trước. Sau khi thay đai cam, cần phải chỉnh lại đèn báo thay cam. Phương thức đặt lại tuỳ thuộc vào loại động cơ.


Ví dụ 1:


Tháo vòng đệm dưới đồng hồ đo tốc độ và đẩy núm đặt lại đèn báo bằng một que mảnh.


Ví dụ 2:


Tháo vít ngắt công tắc và lắp lại vào một lỗ lắp khác.


Oto-Hui theo tài liệu đào tạo của toyota

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Phân loại ôtô

Phân loại theo năng lương chuyển động và theo phương pháp dẫn động


Phân loại theo năng lương chuyển động
Xe ôtô có thể được phân loại thành các dạng sau tùy theo nguồn năng lượng chuyển động:
- Động cơ xăng

-Động cơ diesel
-
Động cơ lai (Hybrid)
-
Xe sử dụng năng lượng điện
-
Động cơ lai loại tế bào nhiên liệu

Xe sử dụng động cơ xăng
Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu xăng. Do động cơ xăng tạo ra công suất lớn đồng thời nó có kích thước nhỏ gọn, nên chúng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe du lịch.

Ngoài ra người ta còn sử dụng động cơ CNG, động cơ LPG và động cơ chạy bằng cồn, chúng sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau.

CNG: Khí ga nén tự nhiên
LPG: Khí ga hoá lỏng

1.Động cơ
2. Bình nhiên liệu (nhiên liệu xăng

Xe sử dụng động cơ diesel
Loại xe ôtô này hoạt động bằng động cơ sử dụng nhiêu liệu diesel. Do động cơ diesel tạo ra mômen xoắn lớn và có tính kinh tế nhiên liệu tốt, nên chúng được sử dụng rộng rãi trên các loại xe tải và xe SUV.
SUV: Xe đa dụng kiểu thể thao

1 Động cơ
2 Bình nhiên liệu (nhiên liệu diesel)

Xe sử dụng động cơ lai (Hybrid)
Loại xe ôtô này được trang bị với những nguồn năng lượng chuyển động khác nhau, như động cơ xăng và môtơ điện. Do động cơ xăng phát ra điện năng, loại xe ôtô này không cần nguồn bên ngoài để nạp điện cho ắc quy. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng điện 270V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V.


Ví dụ, khi khởi hành, xe sử dụng môtơ điện, môtơ này tạo ra công suất cao mặc dù tốc độ thấp. Khi xe tăng tốc, nó sẽ vận hành động cơ xăng, động cơ này có hiệu quả hơn ở tốc độ cao hơn. Bằng cách sử dụng tối ưu cả hai nguồn năng lượng chuyển động như trên, sẽ đạt được hiệu quả trong việc giảm ô nhiễm do khí xả và nâng cao tính kinh tế nhiên liệu.

  • Sơ đồ mô tả hệ thống Hybrid của Toyota (động cơ xăng và môtơ điện).

Xe ôtô sử dụng năng lượng điện (EV)

Loại xe ôtô này sử dụng nguồn điện của ắc quy để vận hành môtơ điện. Thay vì sử dụng nhiên liệu, ắc quy cần được nạp lại điện. Loại xe này mang lại nhiều lợi ích, như không gây ô nhiễm và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động. Hệ thống dẫn động bánh xe dùng điện 290V, ngoài ra các thiết bị khác dùng điện 12V.


  • Sơ đồ mô tả hệ thống EV của Toyota.


1. Bộ điều khiển công suất

2. Môtơ điện

3. Ắc quy

Xe sử dụng động cơ lai loại tế bào nhiên liệu (FCHV)

Loại xe ôtô này sử dụng năng lượng điện tạo ra khi nhiên liệu hyđrô phản ứng với ôxy trong không khí sinh ra nước. Do nó chỉ thải ra nước, nó được coi là tốt nhất trong những loại xe có mức ô nhiễm thấp, và nó được tiên đoán sẽ trở thành nguồn năng lượng chuyển động cho thế hệ ôtô tiếp theo.


  • Sơ đồ mô tả hệ thống Hybrid tế bào nhiên liệu của Toyota.

1 Bộ điều khiển công suất

2 Môtơ điện

3Bộ tế bào nhiên liệu

4Hệ thống lưu Hyđrô

5Ắc quy phụ

Phần loại theo phương pháp dẫn động

Xe có thể được phân loại theo vị trí của động cơ, bánh xe chủ động và số lượng của bánh xe chủ động.




1 FF (động cơ đặt phía trước, cầu trước chủ động)


2 FR (động cơ đặt phía trước, cầu sau chủ động)


3 MR (động cơ đặt giữa, cầu sau chủ động)


4 4WD (4 bánh chủ động)

oto-hui.com

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Xăng (Gasoline)

Xăng (Gasoline), nhiên liệu cho động cơ ô tô, được tìm ra một cách tình cờ như là một sản phẩm phụ, và trở thành một nhiên liệu không thể thiếu cho đến ngày nay.


Trước những năm 1900, xăng được cho là một sản phẩm thải của nền công nghiệp dầu mỏ non trẻ trong quá trình sản xuất dầu đốt lò, thắp sáng, dầu nhờn và mỡ bò (grease). Động cơ đốt trong bốn thì, kích nổ bằng tia lửa điện được phát minh bởi Nicolaus Otto vào năm 1876 tại Đức. Động cơ này được chạy bằng xăng, tạo một nguồn lợi khổng lồ so với những thiết kế trước đó về trọng lượng, năng lượng và sự hiệu quả. Đến năm 1890, gần 50.000 động cơ này đã được bán. Khi sự phổ biến của những động cơ này phát triển theo tỉ lệ lũy thừa, nhu cầu sử dụng xăng cũng tăng theo. Nhu cầu sử dụng xăng năm 1915 tăng lên gấp 5 lần so với năm 1907.

Hình mô phỏng hoạt động của động cơ xăng

Những đặc tính kỹ thuật của xăng được quy định trong ASTM D4814.


Để động cơ ô tô đạt hiệu năng cao, xăng phải thỏa mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật, tùy vào điều kiện địa lý, nhiệt độ và độ cao của nơi sử dụng. Nhiên liệu phải bay hơi dễ dàng và cháy hoàn toàn trong cylinder khi bugi phát lửa. Sự nổ sớm của nhiên liệu có thể gây hư hỏng cho động cơ. Nhiên liệu phải bền về mặt hóa học. Xăng không được tạo nhựa hay những chất polymer đọng lại, cũng không nên có tạp chất hay nước.


Tạp chất phải được ngăn chặn từ khâu sản xuất trong quá trình lọc và tất cả hệ thống phân phối cho đến trong bình xăng xe và bơm vào động cơ.


Trị số octane.

Trị số octane (Octane Number) là đơn vị đo chất lượng của chất lượng xăng.


Nói rộng ra, trị số octane là một thước đo khả năng chống kích nổ của xăng. Trong động cơ xăng, hơi xăng trong cylinder chỉ bốc cháy khi bugi phát tia lửa điện và xăng đã được nén đúng mức. Xăng có trị số octane thấp có khuynh hướng kích nổ trước.


Bởi vì cháy kích nổ được gây ra bởi những phản ứng hóa học trong động cơ, nên có thể nói cấu trúc hóa học đóng một vai trò quan trọng trong sự chống cháy kích nổ. Phản ứng tạo ra sự cháy kích nổ thường là phản ứng dây chuyền gốc tự do peroxy và hydroperoxy, khác với sự cháy bên trong ngọn lửa; và nó tạo nên một nhiệt độ cháy thấp hơn.


Độ bay hơi

Trong động cơ xăng, nhiên liệu phải ở thể hơi để quá trình đốt cháy xảy ra. Khả năng bay hơi của xăng được xác định bởi ba phép thử ASTM: Áp suất hơi bão hòa (Reid Vapor Pressure- RVP) theo ASTM D323, đường cong chưng cất theo D86 và tỉ lệ hơi/ lỏng ở một nhiệt độ xác định theo D2533.


Độ sạch.

Xăng tốt phải sạch cả về mặt hóa học và vật lý. Độ sạch hóa học nghĩa là nó không chứa cũng không phản ứng dưới điều kiện lưu trữ và sử dụng, để tạo ra những sản phẩm phụ không mong muốn như nhựa, cặn dầu. Độ sạch hóa học được bảo đảm bằng cách kiểm soát thành phần hydrocarbon và những phụ gia thích hợp. Độ sạch vật lý nghĩa là không có những chất rắn không tan hoặc lượng lớn nước trong xăng.


Ngoài ra, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng cũng được quy định thấp hơn một mức độ cho phép tùy quốc gia và không có mercaptan. Xăng không được gây rỉ sét trong đường ống, trong bồn chứa hoặc phần tiếp xúc với xăng của xe cộ.




oto-hui.com

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Wednesday, June 23, 2010

Mách nhỏ: Mua xăng chỗ nào chuẩn nhất tại Hà Nội

Cách ăn gian xăng dầu


- Đổ xăng theo tiền dễ bị ăn gian


Nhiều nhân viên xăng dầu khuyên người thân đổ xăng theo lít chứ đừng đổ xăng theo tiền. Vì đổ theo tiền ăn gian xăng dễ lắm. Tâm lý mọi người vào đổ xăng hay đổ chẵn những số tiền như 20, 30, 40, 50k.


Ví dụ: cần đổ 50.000 tiền xăng, chỉ cần đổ tới 30.000, bấm 2 cái thì sẽ nhảy lên 50.000 luôn. Cách này sẽ có 1 nhân viên đứng trong có nhiệm vụ bấm,1 nhân viên đứng ngoài. Cây xăng thường hay cây xăng điện tử đều bấm được (cây xăng điện tử bấm dễ hơn).Nhớ nhìn kỹ đồng hồ nếu thấy có người đứng trong.


- Tiền đổ xăng nối tiếp người đằng trước


Đơn giản là người trước đổ 50.000đ, người sau cũng đổ 50.000 nữa. Người bán hàng chỉ cần bấm là 100.000đ. Nghe qua vẫn đủ lượng như thế. Hoặc có 2 người đứng một trụ bơm như trên, một người một người đổ xăng lợi dụng khi khách hàng sơ ý thì rút vòi bơm ra và người kia liền nhấn nút reset tiền về 0.


- Hút xăng ngược lại


Ví dụ bạn đổ 20.000đ tiền xăng, khi đồng hồ tới 16.000, người bán hàng chỉ cần bấm ngắt cần bơm ngay chỗ tay cầm, cho dòng xăng ngược lại chảy vào trong, sau đó bấm bơm lại thì chỉ có hơi tống ra, đồng hồ vẫn nhảy nhưng không có xăng chảy ra.


- Chỉnh chỉ số đo xăng


Thường các cây xăng chỉnh cho 1 lít chỉ còn 9,3 hoặc 9,2chẳng hạn (giống như chỉnh cân của người bán hàng ngoài chợ thôi)


- Pha trộn các loại xăng: tỷ lệ cách này cũng thấp thôi.



- Nối dài dây bơm. Cách này chưa được giải thích rõ ràng, nhưng do nhân viên cửa hàng xăng tiết lộ.


Mua xăng khi vội và đông người, càng dễ bị ăn gian

Cây xăng đong chuẩn, nên thường xuyên đong ở đây nhé:



1. Cây xăng ở ngõ 84 Ngọc Khánh

2. Cây xăng ở chỗ Nam Đồng (Tây Sơn) đổ cũng chuẩn.

3. Cây xăng ngã 4 Liễu Giai - Đội Cấn


4. Cây xăng 11 Trần Hưng Đạo


5. Cây xăng ở đường Nguyễn Phong Sắc (giữa ngã tư Nguyễn Phong Sắc và Trần Đăng Ninh)


6. Cây xăng 3-2 ở đầu đường Giải phóng


7. Cây xăng ở gần phố Nguyễn Tuân và trên đường Lê Văn Lương


8. Cây xăng chỗ dốc cạnh bến xe Lương Yên.


9. Cây xăng ở đường Hoàng Quốc Việt (cạnh ngã 3 Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt)


10. Cây xăng Thành Công, bên hông toà nhà 14 Láng Hạ


11. Cây xăng Thái Thịnh, đoạn gần ra Láng Hạ


Kinh nghiệm chung: Mọi người cứ mua xăng của cây xăng nào có chữ “Quân đội” là yên tâm nhé!



Mẹ bé Mun


Theo afamily.vn

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Tuesday, June 22, 2010

Phần mềm thi trắc nghiệm luật lái xe ôtô theo luật mới 405 câu ( 25/5/2010 )

Để giúp các bạn học lái xe có thể vượt qua phần thi luật dễ dàng. xin cung cấp cho các bạn phần mềm thi trắc nghiệm luật lái xe năm 2010 mới nhất theo 405 câu hỏi luật mới.

Đây là phần mềm thi luật lái xe ô tô Việt Nam, bạn có thể sử dụng phần mềm trực tuyến. Phần mềm đã được cập nhật theo những quy định mới nhất tháng 12 năm 2009 của Cục Đường bộ Việt Nam và được thiết kế giao diện thân thiện giúp bạn dễ dàng khi trên phần mềm của Cục Đường bộ Việt Nam khi bạn thi tại các cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

Phần mềm này có ưu điểm dễ dùng, có giao diện thân thiện, không cần hướng dẫn sử dụng; có thể lưu lại được kết quả của lần thi (đối với phiên bản chính thức). Ngoài ra, nếu sử dụng phần mềm Thi Luật lái xe ô tô này, bạn không cần phải mua cuốn 405 câu hỏi về Luật giao thông đường bộ dành cho xe cơ giới vì nó đã được tích hợp sẵn trong phần mềm “Học trực quan ngay trong phần mềm”. Bạn chỉ cần kích chuột vào mục “Xem đáp án” là đã có đáp án ngay, có cả phần giải thích đáp án và tỉ lệ người làm đúng sai trên từng câu hỏi, tra cứu biển báo tiện lợi, không cần tra cứu như khi học bằng cuốn sách 405 câu hỏi về Luật giao thông đường bộ, học online, không phải cài đặt, rất tiện lợi.

Kinh nghiệm của những người học và thi phần Luật lái xe ô tô này cho biết, cứ dùng phần mềm này thi thử thật nhiều lần (càng nhiều càng tốt), sau đó tận dụng ưu điểm của việc lưu giữ lại được kết quả đã thi để học kỹ những câu mà mình hay trả lời sai (có màu đỏ) để rút kinh nghiệm.

Luật giao thông 405

Sưu tầm

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Sunday, June 20, 2010

Những hư hỏng thông thường về điện

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở PHẦN ĐIỆN

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Khi bật chìa khoá điện, động cơ chưa làm việc mà đèn báo nạp điện không bật sáng

Nguyên nhân:

- Cầu chì bị đứt

- Bóng đèn báo cháy

- Đầu nối lỏng

- Điều chỉnh điện IC hỏng

Cách khắc phục:

- Kiểm tra cầu trì nạp và cầu chì đánh lửa

- Thay thế bóng đèn

- Xiết lại các đầu nối

- Thay hoặc điều chỉnh điện IC

b. Khi động cơ đã làm việc mà đèn báo nạp điện vẫn bật sáng

Nguyên nhân

- Dây đai máy phát bị chùng

- Cáp nối đầu cực bình điện bị lỏng hoặc gỉ

- Cầu chì bị đứt

- Tiết chế hoặc máy phát bị hỏng

- Đường dây có sự cố

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại độ căng dây đai máy phát, hoặc thay dây đai

- Xiết lại đầu nối bình điện

- Thay cầu chì nạp

- Thay đường dây mới

c. Khi khởi động, máy khởi động không quay

Nguyên nhân:

- Bình điện yếu

- Đầu cáp bắt vào cực bình điện bị lỏng, bị gỉ

- Máy khởi động có sự cố

Cách khắc phục:

- Kiểm tra mức dung dịch và tỷ trọng dung dịch của bình điện

- Nạp lại điện cho bình điện

- Kiểm tra sửa chữa khoá điện và máy khởi động

d. Máy khởi động tiếp tục quay khi đã tắt khoá điện

Nguyên nhân:

- Máy khởi động có sự cố

- Ổ khoá điện co sự cố

- Dây điện bị chập

Cách khắc phục:

- Sửa chữa máy khởi động

- Thay ổ khoá điện

- Thay dây điện

e. Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay

Nguyên nhân:

- Bánh răng khởi động bị mẻ hoặc máy khởi động có sự cố

- Vành răng đã bị hỏng

- Khớp một chiều bị hỏng

- Rơle để trên máy đề bị hỏng

Cách khắc phục:

- Thay máy khởi động

- Thay vành răng bánh đà

- Thay khớp và rơle đề

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Một số hư hỏng thông thường khác

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG KHÁC

a. Hệ thống chiếu sang bị mất

Nguyên nhân:

Do chạm, chập đứt cầu chì, cháy bong, hỏng rơle

Cách khắc phục:

- Kiểm tra sửa chữa đường dây, thay cầu chì, rơle

b. Hệ thống còi điện

Nguyên nhân:

- Thường do thiếu mát

- Cầu chì hoặc rơle còi bị hỏng

Cách khắc phục:

- Vặn lại hay thay đường dây mát của còi

- Thay thế cầu chì hoặc rơle còi

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)


Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Các hư hỏng thông thường ở động cơ diesel

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ DIESEL

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường


Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Động cơ khó khởi động

Nguyên nhân:

- Bình điện yếu

- Đầu nối với cực của bình điện hỏng, không tiếp xúc hoặc bị bẩn

- Tiếp mát không tốt

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và nạp điện hoặc thay bình điện khác

- Đánh sạch và xiết chặt lại các đầu nối của bình điện

b. Máy khởi động vẫn hoạt động tốt, nhưng động cơ không nổ

- Hết nhiên liệu

- Lõi lọc nhiên liệu bị tắc

- Nhiên liệu lẫn không khí

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và bổ xung nhiên liệu vào thùng chứa nhiên liệu

- Thay lõi lọc

- Xả không khí trong hệ thống nhiên liệu

c. Động cơ chỉ chạy ở tốc độ thấp

Nguyên nhân:

- Để tốc độ không tải quá thấp

- Thùng chứa còn ít nguyên liệu

- Lõi lọc bị tắc

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại tốc độ của động cơ ở chế độ không tải

- Đổ thêm nhiên liệu

- Thay hoặc rửa lõi lọc

d. Động cơ bị quá nóng

Nguyên nhân:

- Mặt ngoài của két nước bị bẩn

- Thiếu nước làm mát

- Két nước bị tắc

- Van bằng nhiệt bị hỏng

Cách khắc phục:

- Rửa sạch két nước

- Đổ thêm nước và kiểm tra xem có bị rò rỉ không

- Phun nước xúc rửa két nước

- Kiểm tra van hằng nhiệt

e. Động cơ xả khói đen

Nguyên nhân:

- Tắc lọc khí

- Tắc ống cao su đường hút

Cách khắc phục:

- Rửa hoặc thay lọc khí

- Thay ống cao su

f. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá mức

Nguyên nhân:

- Nhiên liệu diesel kém chất lượng

- Mức dầu nhờn động cơ quá cao

- Đường ống nhiên liệu bị rò rỉ

- Bơm cao áp chỉnh không đúng

- Bộ hơi mòn nhiều

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và thay nhiên liệu

- Chỉnh lại bơm cao áp

- Kiểm tra áp suất cuối kỳ nén

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Những hư hỏng thông thường của gầm ô tô

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở GẦM Ô TÔ

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Tay lái nặng

Nguyên nhân:

- Xếp hàng quá nhiều về phía trước

- Lốp non

- Thiếu dầu trợ lực tay lái

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại cách xếp hang

- Bơm lốp đủ áp suất quy định

- Bổ sung đủ dầu cho trợ lực tay lái

b. Tay lái khó trở về vị trí thẳng (cân bằng)

Nguyên nhân:

- Thiếu dầu bơi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái

- Bạc lái xiết quá chặt

- Vít vô tân (bánh răng vít và thanh răng) chỉnh không đúng

- Góc đặt bánh xe không đúng

Cách khắc phục:

- Tra dầu mỡ vào các khớp nối

- Nới lỏng bạc lái cho chuẩn (chú ý nếu lỏng quá sẽ bị dơ)

- Chỉnh lại vít vô tân (thanh răng và vít răng)

- Chỉnh lại góc đặt bánh xe

c. Tay lái bị rung

Nguyên nhân:

- Đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng

- Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt

- Mòn bạc trụ lái

- Mòn bạc thanh rằng thước lái

- Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hoá

- Bánh xe không cân bằng

- Do lốp bị vặn hay lốp chửa

- Lốp non hoặc các lốp bơm căng không đều

- Lốp mòn không đều

- Khi lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái

Cách khắc phục :

- Xiết chặt các đai ốc

- Xiết chặt lại các khớp nối

- Thay, tiện lại bạc mới

- Chỉnh lại bạc tỳ thước lái

- Thay bạc tròn hay căn lại cho khe hở hợp lý

- Cân bằng lại các bánh xe

- Thay thế cao su phần cân bằng, kiểm tra lốp hoặc bơm lại lốp

- Bơm lốp đủ áp suất quy định

- Thay lốp

- Xả khí trong hệ thống trợ lực lái

d. Tay lái nhao (sang trái hoặc sang phải)

Nguyên nhân:

- Ap suất lốp không đều

- Cao su tay lái bị thoái hoá

- Góc đặt vô lăng không đúng

- Độ chụm bánh và song hành bánh xe sai

- Bị dơ táo lái

- Rôtuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày

Cách khắc phục:

- Bơm lốp đúng áp suất quy định

- Thay thế cao su tay lái

- Chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe.

- Thay thế táo lái

- Thay thế rôtuyn

e. Phanh không ăn

Nguyên nhân:

- Hành trình của bàn phanh không đúng

- Đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ

- Piston bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa

- Bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng

- Cúp pen phanh bị hỏng

- Dây phanh tay bị đứt hoặc bị bó

- Má phanh quá mòn

Cách khắc phục:

- Chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh

- Xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm

- Xả khí lẫn trong dầu phanh

- Tháo ra lấy giấy ráp mịn và dầu đánh lại

- Thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên

- Thay cúp ben, dây phanh, má phanh mới

f. Bó phanh

Nguyên nhân:

- Hành trình của bàn phanh không đúng

- Phanh tay điều chỉnh sai

- Lò xo kéo hoặc lò so hồi vị má phanh bị hỏng

- Xy lanh bánh xe bị kẹt

- Xy lanh phanh chính bị hỏng

- Khi bị nước ngập do khớp nối tang trống phanh tay bị sét gỉ dẫn đến bó phanh

- Ăc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào

Cách khắc phục:

- Điều chỉnh lại hành trình bàn phanh

- Điều chỉnh lại phanh tay

- Thay lò xo kéo ở cơ cấu phanh

- Thay thế xi lanh bánh xe

- Thay thế xi lanh bánh chính

- Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống

- Đánh sạch và cho thêm mỡ

j. Phanh bị ăn lệch một bên

Nguyên nhân:

- Cúp ben dưới xi lanh chia bị hỏng

- Ap suât hơi lốp không đủ hoặc áp xuất hơi lốp ở các bánh xe không đều

- Xếp hang lệch một bên

- Lốp mòn không đều

- Tang trống phanh bị méo

- Má phanh bị dính dầu

Cách khắc phục:

- Thay thế cúp ben

- Bơm lốp đúng áp suất quy định

- Xếp lại hàng trên xe

- Thay lốp mới nếu cần thiết

- Sửa chữa lại tang trống phanh

- Làm sạch ở má phanh

g. Ap suất của khí nén không đủ

Nguyên nhân:

- Đường dẫn khí nén bị hở

- Dây đai bơm khí nén bị chùng

Cách khắc phục:

- Xiết chặt lại các đầu nối của đường ống

- Điều chỉnh lại độ căng của dây đai

Nguồn:
Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật

BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT CHO XE Ô TÔ

Trước hết, bạn cần thiết hiện bảo dưỡng thường xuyên trước hoặc sau khi xe hoạt động theo các bước:

- Bảo dưỡng mặt ngoài của xe:

+ Quét dọn, lau chùi

+ Rửa xe bằng nước sạch, không dùng các hoá chất tẩy rửa

+ Xì khô, làm sạch phần ngoài xe

+ Nên sử dụng dầu đánh bóng hoặc sáp đánh bóng để giữ cho vỏ xe ôtô có độ bóng đẹp như mới.

* Yêu cầu: xe ôtô sạch sẽ, bóng đẹp và có khả năng chống ăn mòn

- Kiểm tra bảo dưỡng động cơ và gầm xe

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ bằng cách rút thước thăm dầu xem ở mức dầu, nếu mức dầu ở giữa vạch Min – Max là phù hợp.

+ Bổ sung nước làm mát động cơ bằng cách mở nắp két nước để kiểm tra (chú ý không thực hiện khi nước trong két đang sôi)

Nếu mức nước nằm giũa vạch Min-Max ghi trên bình nước phụ là đủ và chỉ bổ sung khi nước dưới vạch Min.

+ Điều chỉnh độ căng của dây đai: bằng cách dung ngón tay cái ấn vào đúng giữa dây đai, nếu độ võng không vươt quá 10mm thì độ căng phải điều chỉnh trở về mức quy định.

- Kiểm tra trạng thái của lốp xe:

+ Kiểm tra áp suất hơi bằng đồng hồ đo áp suất hơi lốp

+ Kiểm tra sự mòn mặt lốp bằng cách xem chiều sâu của các rãnh lốp, nếu đã mòn thì phải thay lốp mơí. Đồng thời để độ mòn hoa lốp và tuổi thọ các lốp bằng nhau, bạn nên tiến hành đảo lốp.

- Kiểm tra phanh:

+ Để đảm bảo an toàn trên đường giao thông, phanh là “dây đai an toàn” của tài xế. Vì thế trước mỗi chuyến đi, bạn hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh phanh.

+ Nếu bạn kéo từ từ cần điều khiển phanh tay tới mức có thể, đồng thời vừa kéo vừa đếm nấc phanh mà nấc đếm nằm trong khoảng từ 7-9 là tốt, nếu ít hơn hoặc nhiều hơn bạn phải điều chỉnh lại tay lái để đạt được độ an toàn nhất

*Mọi việc làm trên đều nhằm đạt được những lợi ích chính của bảo dưỡng:

- Xe hoạt động tốt an toàn, hiệu quả và bền.

- Tiết kiệm chi phí sửa chữa

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Giảm ô nhiễm không khí, tác hại môi trường để tránh tác hại tới sức khoẻ của con người.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Các hư hỏng thông thường ở động cơ xăng

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ XĂNG

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:

- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ

- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn

- Gầm xe rò rỉ nước

- Hệ thống xả khí kêu bất thường

- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe

- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng

- Phanh nhẹ, mất hiệu quả

- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường

Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:

- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.

- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt.Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.

2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục

a. Động cơ không khởi động được

Hư hỏng:

- Khi bật khoá khởi động, động cơ không quay hoặc quay quay yếu

Nguyên nhân:

- Bình điện hết

- Các đầu dây nối

- Khoá điện máy khởi động

- Do rôto hoặc stato bị chạm chập

Cách khắc phục:

- Kiểm tra xiết chặt đầu mối bình điện

- Kiểm tra các đầu dây nối

- Sửa chữa khoá điện và máy khởi động

- Đưa về trạm sửa chữa, bảo dưỡng

b. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ

Nguyên nhân:

- Hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa…)

- Cuộn điện (cuộn kích từ)

- Bộ chế hoà khí, bơm xăng

- Đường ống dẫn nhiên liệu

Cách khắc phục:

- Kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nến điện, nếu cần thì thay thế

- Thay cuộn kích từ

- Kiểm tra khắc phục hỏng hóc của bộ chế hoà khí, bơm xăng

- Kiểm tra đường nhiên liệu

c. Động cơ bị sặc xăng

Nguyên nhân:

- Khởi động nhiều lần mà không nổ

- Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn

Cách khắc phục:

- Tháo nến điện ra làm sạch và khô điện cực

- Khởi động động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây

- Lắp lại nến điện

- Khởi động lại đông cơ nhưng không đạp chân ga

- Dùng khí nén thổi sạch bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí


d. Động cơ bị nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm

Nguyên nhân:

- Hệ thống làm mát hay hệ thống bôi trơn bị trục trặc

- Thời điểm đánh lửa sai.

Cách khắc phục:

- Cần tìm chỗ đỗ xe an toàn và tắt động cơ

- Nếu nước làm mát trong két nước sôi phải đợi nước sôi mới được mở két nước

- Kiểm tra dây đai bơm nước và tìm chỗ rò rỉ nước

- Nếu dây đai đứt phai thay, không có rò rỉ nước phải bổ sung nước vào két làm mát

- Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa

e. Động cơ dễ chết máy

Nguyên nhân:

- Nến đánh lủa

- Dây cao áp bị trục trặc

Cách khắc phục

- Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện

- Kiểm tra dây cao áp

f. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện

Nguyên nhân:

- Bộ chế hoà khí trục trặc

- Thời điểm đánh lửa sai

- Khoá điện hỏng

- Muội than trong buồng đốt nhiều

Cách khắc phục:

- Sửa chửa bộ chế hoà khí

- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Tháo bugi đánh lại

- Làm sạch buồng đốt

g. Có tiếng nổ trong đường ống xả

Nguyên nhân

- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn)

- Khe hở nhiệt của supap không đúng

Cách khắc phục:

- Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu

- Kiểm tra bầu lọc gió

- Chỉnh lại khe hở suppap

- Điều chỉnh thời điểm đánh lửa

h. Có tiếng nổ trong đường ống nạp

Nguyên nhân:

- Bướm gió mở

- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá sớm)

- Khe hở nhiệt suppap không đúng

- Ap lực động cơ không đủ

Cách khắc phục

- Kiểm tra bướm gió

- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt suppap

- Kiểm tra áp suất động cơ

g. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao

Nguyên nhân:

- Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng

- Lực cản lan quá lớn

- Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ

- Ap lực xilanh không đủ (tụt hơi)

- Garăngti quá cao

- Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải

Cách khắc phục:

- Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu

- Chỉnh lại thời điểm đánh lửa

- Làm hơi (hay đại tu lại)

- Chỉnh lại garăngti

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)
Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Hư hỏng thường gặp

SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG XE Ô TÔ THÔNG THƯỜN Cách khắc phục những hư hỏng thường gặp

Để sử dụng tốt ôtô, tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của phương tiện ôtô trong quá trình vận hành, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa ôtô là điều cần thiết; cần tiến hành kịp thời và có chất lượng. Bởi vì, trạng thái kỹ thuật của xe luôn bị thay đổi từ tốt đến xấu trong quá trình khai thác ví dụ như:

- Động cơ giảm công suất, xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc tăng, sức kéo của xe bị giảm.

- Nhiên liệu bị tiêu xăng

- Thời gian phanh và quãng đường phanh tăng, các bánh xe phanh không đều dẫn đến giảm tính năng an toàn.

Vì vậy, để đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều kiện giá thành vận chuyển và an toàn trong giao thông, bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các bước bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vì bảo dưỡng và sửa chữa càng hoàn hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của xe ôtô càng cao. Tuy nhiên việc làm này còn cần sắp sếp một cách lôgic để đưa đến một kết quả tốt nhất.

Chúng ta nhận thấy rằng mục đích của bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sứa chữa, đảm bảo cho ôtô chuyển động với độ tin cậy cao. Vì thế, bảo dưỡng là việc cần làm thường xuyên (hàng ngày).Còn sửa chữa ngằm mục đích khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành của ôtô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng. Do đó, sửa chữa là công việc phải tiến hành lập tức và kịp thời.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Trang chủ>> Kiềm chế nóng giận khi lái xe ô tô Quay lại Thế nào là người lái xe giỏi Những nguyên tắc về lái xe an toàn Các tác động

KIỀM CHẾ NÓNG GIẬN KHI LÁI XE Ô TÔ

1. KHI XẨY RA

Ngay cả khi bạn khẳng định mình hoàn toàn không có lỗi, hãy tự kiềm chế các hành động do nóng giận gây nên.

Thứ nhất, không nên mắng chửi, trút giận lên người đối thoại vì điều này rất dễ gây phản ứng tương tự, dẫn đến kết cục khó lường.

Thứ hai, nóng giận mất khôn. Chỉ tập trung vào người đối thoại, bạn có thể không nhận thấy một số chi tiết nào đó tại nơi xẩy ra sự cố, có lợi cho bạn,bỏ qua nhân chứng… trong khi người kia, giữ được sự bình tĩnh, ghi nhận tất cả bằng chứng có lợi cho mình. Cần nhớ rằng không phải lúc nào mọi chuyện xẩy ra cũng thể hiện rõ qua hiện trường.

Thứ ba, có lẽ cảnh sát giao thông sẽ có lòng tin hơn đối với lời khai của tài xế nào tỏ ra bình tĩnh, tự tin hơn là người có lời nói, hành vi kích động.

Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong bất kỳ tình huống nào cần giữ bình tĩnh, không bao giờ được phép cho mình nóng giận. Hãy quên đi những suy luận đại loại như: mình đang bị muộn đến đâu đó, rằng phải tốn thời gian giải thích với hãng bảo hiểm rằng buộc phải đến trạm sửa chữa nếu như sự cố không xẩy ra…

Hãy tập trung vào việc bạn sẽ nói gì với “ người kia” và cảnh sát giao thông. Và tốt nhất là giữ được giọng nói bình tĩnh, lịch sự để trình bấy lý do, khiếu nại về sự cố, tránh không nhằm vào cá nhân, tập trung vào các bằng chứng, sự kiện cụ thể và tránh buộc tội không có cơ sở. Để kiểm soát được mình như vậy, có một cách rất đơn giản: trước khi nói điều gì, hãy đọc nhẩm trong đầu 10 lần! Nếu thấy mình vẫn đang trong cơn nóng giận thì hãy đọc thêm 50 lần nữa! Không thừa nếu hít thở sâu một vài lần.

2. SAU SỰ CỐ…

Sự kích động căng thẳng do sự cố xẩy ra, nhiều khi dẫn đến thương tổn về tinh thần, thay đổi tâm lý, giảm trí nhớ, trầm uất… và đối với những người cầm lái, đôi khi còn làm mất đi sự tự tin, sợ ngồi vào sau tay lái. Cách phục hồi sự cân bằng tâm lý nhanh nhất là đừng cố quên những gì đã xẩy ra, nhưng phải tự nói với mình rằng nó đã là quá khứ. Đó chỉ là khoảng khắc không may mắn trong cuộc sống mà thôi. Sẽ không xẩy ra như vậy nữa trong tương lai. Khi xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực, hãy xua chúng ra khỏi đầu, hãy nghĩ về vấn đề khác, giải quyết những vấn đề hiện tại chứ đừng trăn trở với sai lầm trong quá khứ.

Những biệt pháp tâm lý đơn giản như chúng đã giúp được rất nhiều người vượt qua được sự khủng hoảng sau khi rơi vào tai nạn nghiêm trọng chứ chưa nói gì đến các sự cố nhỏ hơn…

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Khi tai nạn không thể tránh khỏi

KHI TAI NẠN KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng nếu trong trường hợp không thể tránh khỏi thinên làm như thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết trắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay vào vật cản bất ngờ nào đó. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể kịp thời xử lý được!

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó kp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra trong vài giây ngắn ngủi thì hậu quả sẽ giảm đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe.Các chấn thương gây ra chủ yếu là do va đập vào vô lăng, bảng táp lô, kính trước. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết trước tiên

1. Hành động của người lái

Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại ,lái xe có thể coi là “thuyền thưởng” trên con tầu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, nếu hành khách tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy thì sẽ tốt hơn, nhưng điều quan trọng nhất là các chỉ thị được đưa ra kịp thời từ phía người lái.

Ngay trước khi va chạm, hãy tỳ cánh tay vào vô lăng, hai tay đặt sát gần nhau và nắm chặt phần trên vô lăng. đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn. Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

2. Hành khách

Việc thắt chặt dây an toàn càng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt. Hành khách ngồi nghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng hai tay che đầu. Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100 km/h, cơ thể sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe và người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc. Nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ khía sau thì sẽ giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân ra khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vô lăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

3. Sau tai nạn

Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì cần đề phòng trường hợp trong khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp ca pô, tháo 1 trong 2 dây nối ắc quy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì những chấn thương não, cột sống có thể xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Khi đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Kỹ thuật lái xe đêm

KỸ THUẬT LÁI XE ĐÊM

Trước một chuyến đi dài, người có kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên đi từ chiều tối để đến nơi vào buổi sáng. Thường thì người ta nói rằng vào ban đêm xe cộ trên đường sẽ ít hơn, lái xe dễ dành hơn và tốc độ nhanh hơn. Chỉ có điều thực tế chứng minh điều ngược lại: lợi thì ít mà hại thì nhiều, phản xạ của người lái cũng chậm hơn, tầm quan sát thường xuyên thay đổi do ánh đèn pha của xe chạy ngược chiều…

Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, ngay cả các lái xe giầu kinh nghiệm. Để có tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bong đêm, tài xế cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.

1. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).

2. Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái. Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) mũi xe càng ngóc cao lên và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

3. Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.

Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù hai bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ ràng hơn.

Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật xa. Nhưng tiếc rằng đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ dằng xa để báo trước cho tài xế xa chạy phía trước.

Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chạy ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này sẽ chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông. Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên đường hơn đề phòng bất trắc, và hướng tầm nhìn của mắt vào phía bên phải giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt. Một ghi nhớ quan trọng nữa. Nếu chùm sáng đèn pha xe bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối, thì nên hết sức cẩn thận – xe bạn đang tiến gần đến vật cần hấp thụ các chum ánh sang chiếu vào - chẳng hạn như rơ-moóc kéo hay xe đỗ ở vệ đường mà không bật đèn báo. Thậm chí nếu như không phải chăng nữa thì trong trường hợp này cũng nên giảm tốc độ và tăng cường sự tập trung để bảo đảm an toàn.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Read rest of entry

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

 

Sát hạch lý thuyết lái xe trực tuyến Copyright © 2009 Shopping Bag is Designed by Ipietoon Sponsored by Online Business Journal