Sunday, June 20, 2010

Khi tai nạn không thể tránh khỏi

KHI TAI NẠN KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI

Khi lái xe không ai muốn xảy ra tai nạn cả. Nhưng nếu trong trường hợp không thể tránh khỏi thinên làm như thế nào? Thật khó có thể hình dung tâm trạng người ngồi sau vô lăng khi biết trắc rằng chỉ sau vài giây nữa chiếc xe của mình sẽ đâm thẳng vào chiếc xe chạy ngược chiều hay vào vật cản bất ngờ nào đó. Nhưng không phải vậy, vẫn có thể kịp thời xử lý được!

Thực tế cho thấy nếu như những người ngồi trong xe lúc đó kp chuẩn bị đón nhận sự cố xảy ra trong vài giây ngắn ngủi thì hậu quả sẽ giảm đi rất nhiều so với những người chỉ biết phó mặc cho số phận.

Nếu như tai nạn không thể tránh khỏi thì cần áp dụng ngay một số biện pháp giảm tối đa sự di chuyển của tài xế và hành khách bên trong xe.Các chấn thương gây ra chủ yếu là do va đập vào vô lăng, bảng táp lô, kính trước. Giảm nhẹ các va chạm này chính là bài toán cần giải quyết trước tiên

1. Hành động của người lái

Nói chung, người cầm lái là người đầu tiên cảm nhận sự nguy hiểm xuất hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết. Tóm lại ,lái xe có thể coi là “thuyền thưởng” trên con tầu với trách nhiệm chính là đảm bảo an toàn cho hành khách. Dĩ nhiên, nếu hành khách tự biết phải làm gì trong tình huống như vậy thì sẽ tốt hơn, nhưng điều quan trọng nhất là các chỉ thị được đưa ra kịp thời từ phía người lái.

Ngay trước khi va chạm, hãy tỳ cánh tay vào vô lăng, hai tay đặt sát gần nhau và nắm chặt phần trên vô lăng. đầu và cổ nghiêng về phía trước, phần thân giữ căng dây an toàn. Thắt dây an toàn không chặt là cơ sở dẫn đến các chấn thương vùng ngực và bụng.

2. Hành khách

Việc thắt chặt dây an toàn càng cần được nhắc nhở cho hành khách ngồi ghế trước. Trong tình huống xấu, hãy tỳ tay lên bảng táp lô trước mặt. Đầu và cổ nghiêng xuống dưới càng thấp càng tốt. Hành khách ngồi nghế sau có thắt dây an toàn cần nằm ngay xuống ghế và dùng hai tay che đầu. Đáng tiếc là không phải tất cả các xe hơi hiện nay đều trang bị dây an toàn ở ghế sau. Trong thời điểm va chạm với vận tốc xe là 100 km/h, cơ thể sẽ không có cơ bắp nào chịu nổi nếu muốn giữ cơ thể ngồi yên tại chỗ. Một trong những nguyên tắc an toàn khi lái xe và người cầm lái phải luôn quan sát qua gương chiếu hậu. Nếu như luôn ghi nhớ điều này sẽ giảm được tối đa hậu quả đáng tiếc. Nếu như không thể tránh khỏi cú đâm từ khía sau thì sẽ giảm chấn thương, tài xế cần bỏ chân ra khỏi bàn đạp, để xuống sàn xe dưới vô lăng, lưng dựa chặt vào ghế, 2 tay ôm cổ. Hành khách ngồi ghế trước cần dựa lưng và cổ vào ghế, đầu gối tỳ vào bảng táp lô, còn tay giữ chặt hai mép ghế. Hành khách ngồi phía sau cũng cần giữ tư thế tương tự, tỳ đầu gối vào lưng ghế trước.

3. Sau tai nạn

Điều quan trọng nhất là cố gắng bình tĩnh, tuyệt đối không sử dụng lửa, không hút thuốc vì cần đề phòng trường hợp trong khi va chạm bình xăng đã thủng. Mở ngay nắp ca pô, tháo 1 trong 2 dây nối ắc quy. Tiếp theo là gọi điện báo cảnh sát và gọi xe cứu thương nếu cần thiết.

Việc đưa những người bị nạn ra khỏi xe phải được thực hiện hết sức cẩn thận vì những chấn thương não, cột sống có thể xảy ra. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được lôi hay lắc cơ thể người bị nạn. Khi đưa nạn nhân ra khỏi xe tốt nhất là không thay đổi tư thế ban đầu. Nếu có biểu hiện chấn thương cột sống thì không nên di chuyển nạn nhân nếu không còn cách nào khác. Cần đặt người bị nạn nằm ngửa hoặc nằm sấp, mở cổ áo, cởi thắt lưng để không gây khó khăn cho việc hô hấp. Cuối cùng, nếu xe cứu thương không thể đến nhanh được, phải tìm cách đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nguồn: Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô (NXB Giao thông vận tải)

Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

0 comments:

Post a Comment

 

Sát hạch lý thuyết lái xe trực tuyến Copyright © 2009 Shopping Bag is Designed by Ipietoon Sponsored by Online Business Journal